Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 sách mới có đáp án

 


Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 sách mới có đáp án đầy đủ, file word:

Nguồn: Sưu tầm

 
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI

   TRƯỜNG THCS CAO VIÊN

 

 

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2020-2021

Môn: Ngữ Văn 6

Thời gian: 90’

 

PHẦN I (5 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành động bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ".

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 (1 điểm). Các từ in đậm trong đoạn trích thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ấy trong đoạn trích?

Câu 4 (1 điểm). Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

Câu 5 (2 điểm). Viết đoạn văn 10 câu trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay. Đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân, chú thích từ láy).

PHẦN II (5 điểm)

  Em hãy kể một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thyết đã được học trong chương trình ngữ văn 6 bằng lời văn của em.

-----------HẾT----------


ĐÁP ÁN:

 

 
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI

    TRƯỜNG THCS CAO VIÊN

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2020-2021

Môn: Ngữ Văn 6

Thời gian: 90’

 

 

PHẦN I (điểm).

1.Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh.

2.  Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả.

3. -Từ láy

    - Việc sử dụng các từ láy đó trong đoạn văn giúp cho việc miêu tả trận đánh quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trở nên sinh động hơn.

4. Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú.

5. Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay:

* Hình thức:

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:

Đủ số câu quy định, có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Đoạn văn có sử dụng từ láy, chỉ ra từ láy, gạch chân, chú thích.

- Nêu được vấn đề:

+ Các câu thân đoạn triển khai được vấn đề.

+ Câu kết đoạn chốt được vấn đề.

* Nội dung:

 Trình bày được những thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra:

- Thiên tai lũ lụt gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống của người dân.

+ Gây thiệt hại về tính mạng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

+ Tàn phá nhà cửa ruộng vườn gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

- Cần bảo vệ môi trường để hạn chế tác hại của thiên tai lũ lụt.

PHẦN II (5 điểm)

-Hình thức:

 + Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài

+ Xác định đúng vấn đề tự sự ( truyện cổ tích, hoặc truyền thuyết đã học).

-Nội dung:

+ Mở bài giới thiệu về truyện kể.

+Thân bài kể lại truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của mình

+Kể lại một truyện theo một trình tự hợp lí:

 Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?

 Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã học. (Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,…và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động).

+ Kết bài khái quát được nội dung ý nghĩa truyện kể (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? Gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?)

Mới hơn Cũ hơn