Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn địa lí lớp 12 có đáp án. Tài liệu gồm 72 câu.
Trắc nghiệm địa lí tự nhiên lớp 12 có đáp án (Đáp án nằm ở cuối trang)
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 BÀI 15:
TRẮC NGHIỆM BÀI 15 - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Câu 1: Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét là
A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
B. xây dựng các hồ chứa nước.
C. di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
D. quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.
Câu 2: Vùng thường xảy ra lũ quét là:
A. vùng núi phía Bắc B. Đồng bằng sông Hồng
C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ
Câu 3: Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do
A. các hệ thống sông lớn, lưu vực sông lớn
B. Mưa kết hợp với triều cường
C. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về
D. Mưa diện rộng, mặt đát thấp xung quanh lại có đê bao bọc
Câu 4: Ngập lụt thường xảy ra vào
A. mùa hè. B. tháng 1,2. C. mùa mưa bão. D. mùa thu.
Câu 5: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng là :
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc.
Câu 6: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng là :
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc.
Câu 7: Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là:
A. mật độ dân số cao nhất nước ta. B. địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
C. lượng mưa lớn nhất nước. D. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 8: Lũ quét xảy ra ở những nơi có điều kiện nào dưới đây?
A. Sườn các cao nguyên, nơi đổ dốc xuống các bề mặt thấp hơn
B. Những lưu vực sông suối miền núi có địa hình cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, đất dễ bị bóc mòn
C. Ở những đồng bằng thấp, nước sông dâng cao vào mùa lũ
D. Tất cả các nơi trên
Câu 9: Bão tập trung nhiều nhất vào tháng
A. tháng VIII B. tháng IX C. tháng X D. tháng XI.
Câu 10: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là
A. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam B. ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc
C. chậm dần từ Bắc vào Nam D. chậm dần từ Nam ra Bắc
Câu 11: Nơi khô hạn kéo dài đến 4- 5 tháng là:
A. các thung lũng khuất gió (Sơn La, Bắc Giang)
B. Bắc Trung Bộ
C. các vùng thấp của Tây Nguyên
D. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ
Câu 12: Vùng nào không xảy ra động đất ?
A. Ven biển Nam Trung Bộ. B. Vùng Nam Bộ.
C. Vùng Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 13: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn các vùng khác vì
A. lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
B. lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
C. do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
D. mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.
Câu 14: Thiên tai nào không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta?
A. Động đất. B. Ngập lụt C. Lũ quét. D. Hạn hán
Câu 15: Ở đồng bằng Nam Bộ mùa khô kéo dài:
A. 6-7 tháng B. 3- 4 tháng C. 4- 5 tháng D. 5- 6 tháng
Câu 16: Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là:
A. Vùng Tây Bắc. B. Vùng Đông Bắc.
C. Vùng Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 17: Đây là đặc điểm của bão ở nước ta
A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
Câu 18: Lượng mưa do bão gây ra thường đạt từ
A. 200 – 400 mm. B. 300 – 500 mm. C. 400 – 600 mm. D. 300 – 600 mm.
Câu 19: Đây là hiện tượng thường đi liền với bão :
A. Sóng thần. B. Động đất. C. Lũ lụt. D. Ngập úng.
Câu 20: Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại không nhỏ?
A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán B. Bão
C. Lốc, mưa đá, sương muối. D. Động đất
Câu 21: Có 70% cơn bão toàn mùa tập trung vào 3 tháng:
A. tháng VI, VII, VIII. B. tháng VII, VIII, IX.
C. tháng VIII, IX, X. D. tháng IX, X, XI.
Câu 22: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bảo là
A. ven biển đồng bằng sông Hồng. B. ven biển Trung Bộ.
C. ven biển Nam Trung Bộ. D. ven biển Nam Bộ.
Câu 23: Vùng có hoạt động đất mạnh nhất của nước ta là :
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ.
Câu 24: Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là:
A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
B. Xây dựng các hồ chứa nước.
C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.
Câu 25: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là :
A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.
B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
C. Có lượng mưa lớn nhất nước.
D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 26: Ở Nam Bộ :
A. Không có bão. B. Ít chịu ảnh hưởng của bão.
C. Bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm. D. Bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.
Câu 27: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh:
A. Ninh Thuận và Bình Thuận. B. huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.
C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Sơn La và Lai Châu.
Câu 28: Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng?
A. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê điều
B. Nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân
C. Các tàu thuyền trên biển tìm cách ra xa bờ
D. ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở vùng núi chống lũ, xói mòn
Câu 29: Ở nước ta bão tập trung nhiều nhất vào :
A. Tháng 7. B. Tháng 8. C. Tháng 9. D. Tháng 10.
Câu 30: Ở nước ta 70% số cơn bão trong toàn mùa bão nhiều nhất vào tháng
A. 7. B. 8. C. 9 D. 10
Câu 31: Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là
A. Vùng Tây Bắc. B. Vùng Đông Bắc.
C. Vùng Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 32: Lượng thiếu hụt nước vào mùa khô không nhiều ở:
A. miền Bắc. B. Nam Bộ. C. vùng Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên
Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9 từ Quảng Ngãi đến TP.Hồ Chí Minh bão hoạt động vào thời gian
A. tháng 9, 10 B. tháng 8, 10 C. tháng 10, 11 D. tháng 11, 12
Câu 34: Vùng nào dưới đây ở nước ta hầu như không xảy ra động đất ?
A. Ven biển Nam Trung Bộ. B. Vùng Nam Bộ.
C. Vùng Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 35: Lũ quét ở miền Bắc thường xảy ra vào các tháng:
A. tháng IV – VIII. B. tháng V – IX. C. tháng VI – X. D. tháng VII – XI.
Câu 36: Lũ quét xảy ra ở các tỉnh Duyên hải miền Trung vào các tháng:
A. tháng V – VII. B. tháng VII – IX. C. tháng VIII – X. D. tháng X – XII.
Câu 37: Biện pháp phòng tránh bão hiệu quả nhất là
A. củng cố đê chắn sóng ven biển. B. phát triển các vùng ven biển.
C. dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và cường độ bão.
D. có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khi bão đang hoạt động.
Câu 38: Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là :
A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.
B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.
Câu 39: Ngập úng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ lúa nào?
A. Đông xuân B. Mùa C. Hè thu D. Chiêm.
Câu 40: Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, thời gian có nhiều bão là:
A. từ tháng 6 đến tháng 10. B. từ tháng 8 đến tháng 10.
C. từ tháng 10 đến tháng 11. 5 D. từ tháng 10 đến tháng 12.
Câu 41: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9 từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi bão hoạt động vào thời gian
A. tháng VII-X B. tháng IX-X C. tháng IX-XI D. tháng VIII- XI
Câu 42: Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, thời gian có nhiều bão là :
A. Từ tháng 6 đến tháng 10. B. Từ tháng 8 đến tháng 10.
C. Từ tháng 10 đến tháng 11. D. Từ tháng 10 đến tháng 12.
Câu 43: Mùa khô kéo dài 6- 7 tháng ở:
A. Đồng bằng Nam Bộ B. Tây Nguyên
C. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ D. Bắc Trung Bộ
Câu 44: Ở Nam Bộ :
A. không có bão. B. ít chịu ảnh hưởng của bão.
C. bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm D. bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.
Câu 45: Mỗi năm trung bình nước ta có bao nhiêu cơn bão trực tiếp từ biển Đông đổ vào:
A. từ 3 đến 4 cơn bão. B. từ 4 đến 6 cơn bão.
C. từ 5 đến 7 cơn bão. D. từ 6 đến 8 cơn bão.
Câu 46: Ở miền Bắc tại các thung lũng khuất gió (Sơn La, Bắc Giang) mùa khô kéo dài:
A. 2- 3 tháng B. 3- 4 tháng C. 4- 5 tháng D. 5- 6 tháng
Câu 47: Tác hại to lớn của bão ở đồng bằng Bắc Bộ biểu hiện rõ rệt nhất ở
A. diện mưa bão rộng. B. gió lớn
C. mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển
D. giao thông khó khăn
Câu 48: Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là
A. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất
B. Suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước
C. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạnh sinh vật
D. Mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường
Câu 49: Ở nước ta khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng :
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Bắc.
Câu 50: Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam
B. Bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn bào đổ bộ vào miền Nam
C. Bão tập chung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII
D. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta
Câu 51: Gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian :
A. Nửa đầu mùa hè. B. Cuối mùa hè.
C. Đầu mùa thu - đông. D. Cuối mùa xuân đầu mùa hè.
Câu 52: Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào tháng nào?
A. tháng IX- X B. tháng X- XI C. tháng VI- IX D. tháng VII- X
Câu 53: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9, từ Thanh Hóa đến Quảng trị bão hoạt động vào thời gian
A. tháng VI-X B. tháng VIII-X C. tháng VII-X D. háng VIII- XI
Câu 54: Dựa vào Atlat Địa lí VN: mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
A. Từ tháng V đến tháng X. B. Từ tháng VI đến tháng IX.
C. Từ tháng VI đến tháng XII. D. Từ tháng VIII đến tháng VII.
Câu 55: Ngập úng ít gây hậu quả nghiêm trọng ở Trung Bộ vì
A. diện tích đồng bằng nhỏ. B. không có nhiều sông
C. địa hình dốc ra biển và không có đê. D. lượng mưa trung bình năm nhỏ.
Câu 56: Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào thời gian :
A. Từ tháng 5 đến tháng 9. B. Từ tháng 6 đến tháng 10.
C. Từ tháng 7 đến tháng 11. D. Từ tháng 4 đến tháng 8.
Câu 57: Phương hướng phòng chống khô hạn lâu dài
A. xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí. B. thay đổi cơ cấu giống cây trồng.
C. áp dụng biện pháp kĩ thuật canh tác tiên tiến. D. thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.
Câu 58: Năm bão nhiều ở nước ta có.
A. từ 6 đến 7 cơn bão. B. từ 7 đến 9 cơn bão.
C. từ 5 đến 7 cơn bão. D. từ 6 đến 8 cơn bão
Câu 59: Vì sao miền Trung lũ quét trễ hơn ở miền Bắc?
A. mùa mưa muộn. B. mưa nhiều. C. địa hình hẹp ngang. D. mùa mưa sớm.
Câu 60: Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian nào
A. Từ tháng III đến tháng X B. Từ tháng VI đến Tháng XI
C. Từ tháng V đến tháng XII D. Từ tháng V đến tháng V
Câu 61: Nơi ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta:
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 62: Vùng có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là :
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc.
C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ.
Câu 63: So với miền Bắc, ở miền Trung lũ quét thường xảy ra :
A. Nhiều hơn. B. Ít hơn. C. Trễ hơn. D. Sớm hơn.
Câu 64: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9, từ Móng Cái đến Thanh Hóa bão hoạt động vào thời gian
A. tháng VII- X B. tháng VIII-X
C. tháng VI-X D. tháng VIII- XI
Câu 65: Lũ quét là loại thiên tai bất thường vì.
A. không dự báo dễ dàng trước khi xảy ra.
B. thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh.
C. lượng mưa lớn trong thời gian ngắn.
D. lượng cát bùn nhiều.
Câu 66: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là :
A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
B. Cực Nam Trung Bộ.
C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 67: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh :
A. Ninh Thuận và Bình Thuận. B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.
C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Sơn La và Lai Châu.
Câu 68: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì :
A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.
Câu 69: Vào các tháng 10 – 12, lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh thuộc
A. thượng nguồn sông Đà (Sơn La, Lai Châu).
B. lưu vực sông Thao (Lào Cai, Yên Bái)
C. lưu vực sông Cầu (Bắc Cạn, Thái Nguyên)
D. suốt dải miền Trung
Câu 70: Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian :
A. Vùng núi phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
B. Vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
C. Vùng núi phía Bắc từ tháng 5 đến tháng 9 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 11.
D. Vùng núi phía Bắc từ tháng 8 đến tháng 1 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 8 đến tháng 12.
Câu 71: Biện pháp tốt nhất để hạn chế thiệt hại cho tính mạng người dân khi có bão lớn:
A. sơ tán dân đến nơi an toàn.
B. củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
C. thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
D. có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.
Câu 72: Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn trong vài giờ, lượng mưa lên tới:
A. 100- 200mm. B. 150- 200mm C. 200- 250mm D. 250- 300mm
ĐÁP ÁN
1 | D | 11 | C | 21 | C | 31 | A | 41 | C | 51 | A | 62 | A |
2 | A | 12 | B | 22 | B | 32 | A | 42 | C | 52 | A | 63 | C |
3 | C | 13 | C | 23 | A | 33 | C | 43 | C | 53 | B | 64 | C |
4 | C | 14 | A | 24 | A | 34 | B | 44 | A | 54 | C | 65 | A |
5 | B | 15 | C | 25 | D | 35 | C | 45 | A | 55 | C | 66 | B |
6 | B | 16 | A | 26 | B | 36 | D | 46 | B | 56 | B | 67 | A |
7 | D | 17 | D | 27 | A | 37 | C | 47 | C | 57 | A | 68 | C |
8 | B | 18 | D | 28 | C | 38 | B | 48 | D | 58 | C | 69 | D |
9 | B | 19 | C | 29 | C | 39 | C | 49 | A | 59 | A | 70 | B |
10 | C | 20 | C | 30 | C | 40 | B | 50 | A | 60 | B | 71 | A |
| | | | | | | | | | 61 | A | 72 | A |