ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT - NAM ĐỊNH
Năm học: 2021-2022
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I - Tiếng Việt (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Long lanh. B. Mong muốn. C. Bát ngát. D. Lao xao.
Câu 2. Xét vê cấu tạo ngữ pháp câu “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.” (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) thuộc kiêu câu
A. rút gọn. B. đặc biệt C. ghép. D. đơn.
Câu 3. Về hình thức, các câu “Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lấn trong ruột những quá bom.” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) liên kết với nhau băng phép
A. lặp. B. nối. C. thế. D. đồng nghĩa.
Câu 4. Tổ hợp từ nào sau đây không phải là thành ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Mình đồng da sắt.
C. Lên thác xuống ghềnh. D. Cá chậu chim lồng.
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
A. So sánh và nhân hóa. B. Nhân hóa và ẩn dụ.
C. Ẩn dụ và hoán dụ. D. So sánh và điệp ngữ.
Câu 6. Phần in đậm trong câu “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.”(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) là thành phần
A. tình thái. B. cảm thán. C. phụ chú. D. khởi ngữ.
Câu 7. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” (Kim Lân, Làng) là quan hệ
A. bổ sung. B. tăng tiến. C. tiếp nối. D. tương phản.
Câu 8. Câu “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.
Phần II - Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Read more »